Đá gà đòn Bình Định – Vùng đất sản sinh chiến kê đa tài 

Gà đòn Bình Định là một giống có nguồn gốc tại vùng đất Bình Định màu mỡ, chúng được nuôi với mục đích làm gà chọi. Nhờ vào thể chất tốt ở cả thể trạng lẫn sức khỏe, có thể dễ dàng huấn luyện ngay từ khi còn nhỏ đã tạo nên danh tiếng lẫy lừng trong khắp khu vực nơi đây. Đa số những loại gà đá đòn này đều triệt hạ đối thủ bằng sức mạnh của bàn chân. Vậy nên đá gà đòn Bình Định luôn là điều hấp dẫn nhiều người muốn tận mắt chứng kiến bởi lối đá hay, đòn đá đẹp và hiểm. 

Lịch sử đá gà đòn Bình Định là gì? 

Gà chọi ở Bình Định được nuôi từ xa xưa và có rất nhiều giống được chọn lọc, tuy nhiên khó có thể xác định được lịch sử và nguồn gốc của giống gà đá chọi Bình Định này. Bởi vì có rất ít tài liệu và theo như chúng tôi được biết thì đa số những người này muốn giấu nghề, giữ độc quyền cho gà mái để tạo một nên một thần kê chất lượng nhất khi ra trận. 

Ở Bình Định theo như chúng tôi được biết thì hai dòng gà nổi tiếng nhất đó là vàng ngân hàng, gà quắn bảy. Dòng này đang được nuôi tại tất cả các cơ sở bảo tồn thuộc thành phố Quy Nhơn để có thể lai giống và phối nhằm bảo tồn phát triển dòng thuần nhất. 

Đặc điểm chung của dòng gà

Đặc điểm chung của giống gà này là có tầm vóc to lớn và cơ bắp cuồn của thể chất lẫn xương đều to khỏe thể hiện sức chịu đòn tốt cũng như quá trình thi đấu vô cùng bền bỉ. Có những con tham gia đá gà đòn Bình Định có thể chịu được 40 hiệp đấu liên tục, tăng khả năng tung đòn đá qua nhiều ván đấu. Giống gà này có tốc độ sinh trưởng chậm, vì thế một năm tuổi mới phát triển về hình dáng. 

Xem thêm:  Hướng dẫn chi tiết cách nhận biết gà chọi hay gà lai chuẩn nhất

Trọng lượng 

Trọng lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể khoảng 5 kg và đa số thì chúng ta có thể gặp gà nặng khoảng từ 3 đến 4 kg. Còn khối lượng cơ thể của gà mái sẽ trong khoảng tầm 3,5 đến 4 kg. Tuy nhiên tùy vào quá trình huấn luyện và nuôi dưỡng thì khối lượng này sẽ tăng lên tốt nhất và các đòn đá từ đó phát triển theo. 

Màu lông

Màu sắc của giống gà Bình Định ngày nay có thể là một hoặc đa màu trên cơ thể, chiếm tỷ lệ cao nhất là giống gà có màu lông đen tuyền hoặc còn gọi là gà ô. Màu sắc lông gà sẽ phụ thuộc vào con trống là chính chiếm khoảng 60%. 

  • Gà có lông đen tuyền gọi là gà ô, chiếm tỉ lệ cao nhất. 
  • Gà có lông đen, lông mã đỏ gọi là gà Tía. 
  • Gà có lông xám, tro gọi là gà Xám. 
  • Gà có lông giống chim ó gọi là gà ó. 
  • Gà có màu lông trắng toàn thân là gà Nhạn. 
  • Gà có lông 5 màu đỏ, đen, vàng, trắng, xám gọi là Ngũ sắc

XEM THÊM: ĐÁ GÀ ĂN MIỀN TÂY HOT NHẤT 2022

Chế độ ăn

Gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn tự nhiên, bao gồm: Lúa, gạo, ngũ cốc, động vật thuỷ sinh, giun, dế, côn trùng cây cỏ. Sau 1,5 tuổi cho thêm lúa, gạo, ngô, ếch, nhái, thịt bò, rau, … rút dần cám công nghiệp trong đồ ăn, đến khi tách khỏi mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa.

Đặc điểm chung của dòng gà
Đặc điểm chung của dòng gà

Cho gà ăn 2 bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con thì cứ cho ăn tự do, gà trên 6 tháng cho ăn thêm rau, xà lách, cà chua. Mỗi tuần cho ăn 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò. 

Chọn giống

Mục đích của nhiều người khi nuôi gà chọi Bình Định đó chính là sử dụng còn trống vào việc huấn luyện cũng như để mang đi thi đấu đá gà đòn Bình Định và đa số gà mái, cùng giống gà trống không thành công trong quá trình luyện tập sẽ được mang đi thịt. 

Xem thêm:  Đá mài cựa gà là gì? Cách mài cựa gà sao cho chuẩn nhất 

Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. 

Đối với gà mái lớn lên con nào khoẻ mạnh, hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống thành tích cao thì tiếp tục nhân giống, không đạt thì loại bỏ.

Đối với gà trống, con có thể chất tốt, hung hăng thì được đưa đi huấn luyện, theo các tiêu chí: Có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và bền bỉ. Có lối đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm hóc. Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công 100% là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với số gà trống lúc nở ra.

Huấn luyện

Gà con theo mẹ đến 3 tháng tuổi.vẫn được nhốt chung, đến 4–5 tháng tuổi thì tách riêng gà trống, mái. Gà trống được nhốt riêng, không cho thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy. Khi đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông vùng đầu, cổ, đùi, ức gà nhằm để lộ da ở các vùng này. Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp tục. Dưới đây là các hình thức huấn luyện mà anh em nên áp dụng:

  • Quần sương: Cho gà vận động tập luyện vào sáng sớm hàng ngày. 
  • Xát nghệ: Dùng nghệ giã vừa và nhỏ, hòa với rượu hoặc nước trà xát vào vùng da đã cắt lông trong 3 tháng để cho da dày lên. Tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu. 
  • Dầm cẳng: Trước lúc thi đấu 1 tháng, ngâm chân gà trong hỗn hợp: muối, nghệ, nước tiểu để cho gà cứng chân.

Như vậy bạn đã biết gà đá đòn Bình Định có phải là thần kê đúng không nào? Nếu đã hiểu về tất cả các đặc điểm khi lựa chọn thì bạn nên sở hữu cho mình ngay một con để mang đi thi đấu, chắc chắn sẽ rinh về tiền thưởng khá đấy. Chúc anh em giải trí vui vẻ.

Tắt Quảng Cáo [X]