MỤC LỤC
Xem vảy chân gà đá cựa sắt để chọn gà đá quý và hiếm
Đặc điểm nhận diện ở mặt trước của chân gà đá cựa sắt
Quan sát vảy chân gà đá cựa sắt để nhận biết gà đá quý
+ Vảy được đi từ ngón giữa đi thẳng tới đầu gối trên, cái đó thì người ta thường gọi là hàng nội hay còn gọi là hàng quách.
+ Điều thứ 2 là vảy theo ngón ngoài được đi thẳng lên tới đầu gối, cái này thì người ta gọi là hàng ngoại hay còn được gọi là hàng thành.
+ Đối với gà đá cựa sắt – gà sẽ được gắn một vật bằng kim loại vào cựa của chúng cho nên nếu đá trúng đối phương sẽ chết ngay tại trận và sớm giành chiến thắng. Đối với gà đá cựa sắt, khi xem chân gà cần quan sát:
- Nếu vảy mà đi theo ngón thới lên thì người ta gọi là hàng thới.
- Nếu ở mặt sau mà có hàng vảy hơi lớn thì ta gọi là hàng hậu.
- Nếu từ cựa lên tới đầu gối thì thường gọi là hàng bộ.
- Còn nếu thấy ở giữa hàng Hậu và hàng Độ có một hàng vảy được đi từ cựa lên gối thì ta gọi đó là hàng Kẽm.
- Và cuối cùng thì ta nhận diện giữa hàng Ngoại và hàng Hậu có một hàng vảy nhỏ lăn tă, kéo dài từ gối xuống, thì cái này người ta gọi là hàng Biên.
Hướng dẫn xem chân gà đá cựa sắt nhận biết gà quý hiếm, đá hay
Thông thường người ta sẽ xem chân gà đá cựa sắt dựa vào chủ yếu ở 2 bộ gồm: án – phủ – vấn và bộ giáp. Cụ thể như sau:
Xem chân gà đá cựa sắt qua bộ án – phủ – vấn
Bộ án
Các sư kê hàng đầu đều đánh giá tốt về bộ án, nếu chiến kê có bộ vảy này thì cũng nên lựa chọn để đúc thành gà chiến, đó là một cơ hội tốt cho quá trình chọn gà của các sư kê.
Thông thường, bộ vảy án được chia thành các bộ nhỏ hơn như án thiên, án vân, án tâm và tam tài án thiên. Cụ thể:
- Án thiên: có vảy hàng nội và hàng ngoại đối diện nhau dính lại ở sát gối sau những vảy đệm
- Án vân: đặc điểm hình dáng giống với án thiên chỉ khác là vị trí của vảy án vân đằng sau vảy án thiên
- Án tâm: có vị trí nằm sau vảy án vân
- Tam tài án thiên: là vảy tổng hợp của 3 loại vảy được kể trên.
Bộ phủ địa và vấn cán
Khi xem chân gà đá cựa sắt và xem vảy gà đá cựa sắt nếu quan sát thấy chú gà có 2 bộ vảy thuộc bộ phủ địa và vấn cán thì xin chúc mừng bạn đã tìm được một giống kê rất quý và tốt có thể huấn luyện thành chiến kê.
Sau đây là một số đặc điểm của bộ vảy này:
– Phủ địa: Các loại vảy phủ địa có hình dáng giống vảy án thiên nhưng vị trí hoàn toàn trái ngược khi nằm sát các ngón chân mà thôi
– Tam tài phủ địa: Cũng là sự kết hợp của 3 loại vảy phủ địa tạo thành
– Vấn cán: có vị trí trước, sau hoặc vảy thứ 4 từ trên xuống. (Lưu ý gà có vảy vấn cán ở trên cựa thì không nên dùng làm gà đá vì tố chất không phù hợp)
– Vảy vấn sáo: vảy quý, có vị trí xếp dọc từ gối xuống gần bàn chân. Gà có vảy sáo thường rất tinh ranh, nhanh nhẹn và ra đòn thì cực kỳ chuẩn xác.
Xem chân gà đá cựa sắt qua bộ vảy giáp
Đối với vảy bộ giáp được xem là tín hiệu không tốt cho lắm, còn phải tùy vào vị trí và hình dáng đặc điểm của vảy mà đánh giá gà cựa sắt có tốt hay không. Cụ thể:
– Độc giáp: một vảy to nằm sát cựa thì tốt, ngoài ra các vị trí khác thì không nên chọn.
– Liên giáp: Là 2 vảy bình thường dính lại với nhau tạo thành liên giáp. Chỉ nên chọn gà có vảy liên giáp ở hàng nội hoặc vị trí thứ 4 kể từ gối trở xuống.
– Đại giáp: là một loại vảy tốt nên chọn, được tạo thành từ 3 loại vảy bình thường dính lại với nhau.
Để hiểu rõ hơn về cách xem chân gà đá cựa sắt, xem vảy gà đá cựa sắt thế nào là gà tố, thế nào là gà xấu xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi trong 10 hình ảnh minh họa trích từ các sách quý dưới đây!
Trên đây là những cách xem chân gà đá cựa sắt cơ bản nhất phải xem gồm bộ án – phủ – vấn và bộ giáp bắt buộc phải xem để tìm được gà tốt và thải loại gà xấu. Các sư kê cần học hỏi thật nhiều trong sách vở cũng như tăng cường thực hành để chọn được gà chiến thần, có bản tính hung hãn, lì đòn và bất khả chiến bại. Chúc bạn thành công!